Những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương để tránh đại họa

Bát hương là vật phẩm thờ cúng có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi gia đình. Do đó, bốc bát hương mới cần được thực hiện đúng quy trình, đúng cách. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương để tránh đại họa, điều xui xẻo. Tham khảo ngay bài viết dưới đây của thebirminghamhomeinspector.com để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

I. Ý nghĩa của việc bốc bát hương

Bát hương có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt

Trong mỗi gia đình Việt, bát hương là đồ thờ cúng có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tâm linh. Nó mang ý nghĩa kết nối người trần với người âm.

Đồng thời đây cũng là nơi con cháu thể hiện lòng thờ kính, biết ơn đối với tổ tiên, các vị thần linh đang coi sóc gia đình. Ngoài ra, khi con cháu mong muốn được phù hộ trong công việc, sức khỏe thì thường sẽ cắm một nén hương lên bàn thờ và cầu khấn.

Dó đó, bốc bát hương mới là điều rất quan trọng khi gia chủ bàn trí bàn thờ mới. Bởi vậy mà gia chủ cần phải lưu ý về những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương để tránh xảy ra chuyện xui xẻo, tai họa.

II. Khi nào nên bốc bát hương?

Bốc bát hương mới sẽ được thực hiện vào những ngày cuối năm hoặc khi bát hương trên bàn thờ gia đình đã cũ. Việc thay chân nhang, lau dọn vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ nên nhiều gia đình đã chọn thay mới.

Ngoài ra, khi chuyển sang nhà mới, các gia chủ cũng thường bốc bát hương mới để thờ cúng. Điều này xuất phát từ mong muốn mang lại vẻ trang nghiêm cho bàn thờ của gia đình.

Bên cạnh đó, bốc bát hương mới cũng có thể được thực hiện khi gia chủ muốn tạo ra sự đồng bồ với những bát hương khác trên bàn thờ, nội thất của gia đình.

III. Những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương gia chủ không nên bỏ qua

Như đã chia sẻ, bát hương có ý nghĩa rất đặc biệt trong văn hóa tâm linh của người Việt. Vậy nên, khi bốc bát hương mới, gia chủ cần phải nắm chắc những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương như sau:

1. Đặt bát hương ở vị trí cố định trên bàn thờ

Những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương

Nên đặt bát hương cố định trên bàn thờ

Bát hương thường được đặt ở giữa bàn thờ, trước đỉnh đồng để việc thắp hương được thuận tiện nhất. Vị trí này thường cố định, không nên thay đổi trừ khi gia chủ chuyển nhà hoặc muốn đổi nơi thờ cúng trong gia đình.

Ngoài ra khi cắm hương, gia chủ cũng cần cắm ngăn ngắn thì những lời thỉnh cầu mới được tới đúng nơi cần đến.

2. Không xê dịch bát hương khi không cần thiết

Khi đã chọn được vị trí đặt bát hương mới phù hợp, gia chủ cần phải đặt bát hương thật cố định, và chắc chắn để không bị xê dịch mỗi khi thắp hương cũng như lau dọn bàn thờ.

Bởi nhiều quan niệm cho rằng, bát hương cũng giống như phần âm của gia đình, nếu bị động thì có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của gia đình.

3. Thả bát hương không dùng đúng vị trí

Một trong những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương mà gia chủ cần phải lưu ý là bát hương không dùng đến nên trả trôi sông, suối hoặc những nơi sạch sẽ. Không được vứt bát hương vào nơi bẩn thỉu, ô uế.

Thực tế có rất nhiều người vì xử lý bát hương cũ không đúng cách mà gặp phải điều xui xẻo, không may mắn trong cuộc sống.

Vậy nên cách xử lý bát hương cũ thích hợp nhất là đập nhỏ thành các vụn rồi chôn dưới đất, cạnh gốc cây to xanh mát.

4. Không nên dùng cát bỏ vào trong bát hương

Không nên dùng cát để bỏ vào trong bát hương

Nhiều quan điểm cho rằng cát chứa nhiều bụi bẩn, không sạch sẽ nên không hợp cho việc thờ cúng. Vì thế, gia chủ nên sử dụng tro nếp thơm.

Ngoài ra, khí hậu nước ta khá ẩm nên khiến cát dễ bị nén, cứng gây khó khăn cho việc thắp hương. Do đó, việc dùng tro là phổ biến nhất. Tuy nhiên, tùy theo từng vùng miền mà vẫn có gia chủ sử dụng cát.

5. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ bàn thờ gia tiên

Gia chủ cần phải thường xuyên vệ sinh, lau dọn bàn thờ; làm sạch đồ thờ cũng như không gian thờ cúng thì mới phát huy được hết giá trị tâm linh giúp bát hương có lộc.

6. Không được nhổ hương lên đốt lại khi tắt

Ngoài những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương trên, gia chủ cũng cần lưu ý khi đang cúng mà hương tắt thì hãy cứ để vậy rồi châm lửa tiếp. Tuyệt đối không được nhổ hương lên rồi cắm lại, bởi điều này sẽ khiến hương mất gốc, những lời cầu cúng không linh nghiệm.

Nếu hương tắt ở phần trên thì sẽ liên quan đến bàn thờ, nóc nhà…

Nếu hương tắt ở phần giữa sẽ liên quan đến các thành viên trong gia đình.

Nếu hương tắt ở đoạn cuối sẽ liên quan đến đất cát, mồ mả…

IV. Một số lưu ý bốc bát hương đúng cách

Những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương

Nên lau bát hương mới sạch sẽ, màu sắc bát hương phù hợp với mệnh của gia chủ

Bên cạnh những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương, gia chủ cũng cần lưu ý một số điều sau khi bốc bát hương mới.

  • Bốc bát hương là công việc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nên cần phải chọn ngày đẹp để thực hiện. Thời điểm bốc bát hương thích hợp nhất là vào dịp cuối năm, đặc biệt ngày Ông công ông Táo (23 tháng Chạp).
  • Các thành viên trong gia đình hoàn toàn có thể thực hiện việc bốc bát hương. Tuy nhiên, trước khi bốc bát hương cần phải tắm rửa sạch sẽ, tay chân vệ sinh sạch sẽ; quần áo chỉnh tề.
  • Phía sau bát hương là phần thờ cúng, vì thế gia chủ chỉ nên để ảnh gia tiên, không nên để vàng mã, rượu ở vị trí này.
  • Gia chủ nên chọn bát hương được làm từ gốm, sứ, đồng… Bởi đây là dòng bát hương mang tính thẩm mỹ cao và hợp phong thủy. Bên cạnh đó, những bát hương này cũng có độ bền cao.
  • Gia chủ nên tránh dùng bát hương bằng đá. Bởi vật liệu này chỉ phù hợp với không gian của chùa, miếu, đền.
  • Màu sắc bát hương cũng cần hợp mệnh gia chủ, phù hợp với không gian của bàn thờ.
  • Kích thước, số lượng bát hương phù hợp với kích thước của bàn thờ.
  • Khi mua bát hương mới về, gia chủ nên dùng hỗn hợp gừng giã nhỏ với rượu hoặc nước ngũ vị hương để lau sạch bát hương.

V. Kết luận

Trên đây là thông tin về những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua bài viết đã mang đến kiến thức bổ ích để gia chủ có được chốn thờ tự ấm cúng, hợp phong thủy. Hãy tiếp tục theo dõi chuyên mục Phong thủy của chúng tôi để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.

thebir